Đề cương GK2 Toán 10 năm 2024 – 2025 trường chuyên Lê Quý Đôn – Lai Châu

Bạn đang xem Đề cương GK2 Toán 10 năm 2024 – 2025 trường chuyên Lê Quý Đôn – Lai Châu. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Blogtoanhoc.com
Đề cương GK2 Toán 10 năm 2024 2025 trường chuyên Lê Quý Đôn Lai Châu
Đề cương GK2 Toán 10 năm 2024 2025 trường chuyên Lê Quý Đôn Lai Châu

BlogToanHoc.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 10 đề cương ôn tập giữa học kỳ 2 môn Toán 10 năm học 2024 – 2025 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Lai Châu.CHƯƠNG VI: HÀM SỐ, ĐỒ THỊ VÀ ỨNG DỤNG.
BÀI 15: HÀM SỐ.
– Biết tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số.
– Biết tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của đồ thị hàm số.
– Vận dụng được kiến thức hàm số vào giải toán thực tiễn.
BÀI 16: HÀM SỐ BẬC HAI.
– Nắm được hàm số bậc hai, bảng biến thiên và đồ thị hàm số bậc hai.
– Tìm được các yếu tố: Đỉnh, trục đối xứng của đồ thị hàm số bậc hai.
– Xác định được hàm số bậc hai khi biết một số yếu tố liên quan.
– Vận dụng các kiến thức về hàm số bậc hai và đồ thị vào giải quyết bài toán thực tiễn.
BÀI 17: DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI.
– Giải thích định lý về dấu tam thức bậc hai.
– Giải bất phương trình bậc hai.
– Vận dụng bất phương trình bậc hai để giải quyết mộ số bài toán liên quan thực tế.
BÀI 18: PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI.
– Giải được một số PT chứa căn đơn giản có thể quy về bậc hai.CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG.
BÀI 19: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG.
– Mô tả phương trình tổng quát và phương trình tham số của đường thẳng.
– Lập phương trình của đường thẳng khi biết một điểm và một vectơ pháp tuyến hoặc một điểm và một vectơ chỉ phương hoặc hai điểm.
– Vận dụng kiến thức về phương trình đường thẳng để giải một số bài toán có liên quan đến thực tiễn.
BÀI 20: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG. GÓC VÀ KHOẢNG CÁCH.
– Nhận biết hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc.
– Tính góc giữa hai đường thẳng.
– Tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.
– Vận dụng các công thức tính góc và khoảng cách để giải một số bài toán có liên quan đến thực tiễn.
BÀI 21: ĐƯỜNG TRÒN TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ.
– Thiết lập được phương trình đường tròn khi biết tọa độ tâm và bán kính; biết tọa độ ba điểm mà đường tròn đi qua; xác định được tâm và bán kính đường tròn khi biết phương trình đường tròn.
– Thiết lập được tiếp tuyến khi biết tọa độ tiếp điểm.
– Vận dụng được kiến thức về phương trình đường tròn để giải quyết mộ số bài toán liên quan thực tế.
BÀI 22: BA ĐƯỜNG CONIC.
– Nhận biết được ba đường conic bằng hình học.
– Nhận biết phương trình chính tắc của ba đường conic.
– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với ba đường conic.

Bài viết liên quan:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*