BlogToanHoc.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 11 đề cương ôn tập giữa học kỳ 2 môn Toán 11 năm học 2024 – 2025 trường THPT Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.BÀI 18: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ THỰC. – Nhận biết khái niệm lũy thừa với số mũ nguyên của một số thực khác 0; lũy thừa với số mũ hữu tỉ và lũy thừa với số mũ thực của một số thực dương. – Giải thích các tính chất của lũy thừa với số mũ nguyên, lũy thừa với số mũ hữu tỉ và lũy thừa với số mũ thực. – Sử dụng tính chất của phép tính lũy thừa trong tính toán các biểu thức số và rút gọn các biểu thức chứa biến. – Tính giá trị biểu thức số có chứa phép tính lũy thừa bằng cách sử dụng máy tính cầm tay. – Giải quyết một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc thực tiễn gắn liền với phép tính lũy thừa. BÀI 19: LÔGARIT. – Nhận biết khái niệm lôgarit cơ số a của một số thực dương. – Giải thích các tính chất của phép tính lôgarit nhờ sử dụng định nghĩa hoặc các tính chất đã biết trước đó. – Sử dụng tính chất của phép tính lôgarit trong tính toán các biểu thức số và rút gọn các biểu thức chứa biến. – Tính giá trị (đúng hoặc gần đúng) của lôgarit bằng cách sử dụng máy tính cầm tay. – Giải quyết một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc thực tiễn gắn với phép tính lôgarit. BÀI 20: HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT. – Nhận biết hàm số mũ và hàm số logarit. Nêu một số ví dụ thực tế về hàm số mũ, hàm số logarit. – Nhận dạng đồ thị của các hàm số mũ, hàm số logarit. – Giải thích các tính chất của hàm số mũ, hàm số logarit thông qua đồ thị của chúng. – Giải quyết một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc thực tiễn gắn với hàm số mũ và hàm số logarit. BÀI 21: PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LÔGARIT. – Giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit ở dạng đơn giản. – Giải quyết một số vấn đề liên môn hoặc có liên quan đến thực tiển gắn với phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit. BÀI 22: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. – Nhận biết góc giữa hai đường thẳng. – Nhận biết hai đường thẳng vuông góc. – Chứng minh hai đường thẳng vuông góc trong một số tình huống đơn giản. – Vận dụng kiến thức về quan hệ vuông góc giữa hai đường thẳng để mô tả một số hình ảnh thực tế. BÀI 23: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG. – Nhận biết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. – Điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. – Giải thích mối liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng. – Vận dụng kiến thức về quan hệ vuông góc giữa đường thẳng và mặt phẳng vào thực tế. BÀI 24: PHÉP CHIẾU VUÔNG GÓC. – Nhận biết phép chiếu vuông góc. – Xác định hình chiếu vuông góc của một điểm, một đường thẳng, một tam giác. – Giải thích định lí ba đường vuông góc. – Nhận biết và tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản. – Vận dụng kiến thức về góc giữa đường thẳng và mặt phẳng để mô tả một số hình ảnh thực tế. BÀI 25: HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC. – Nhận biết góc giữa hai mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc. – Xác định điều kiện hai mặt phẳng vuông góc. – Giải thích tính chất cơ bản của hai mặt phẳng vuông góc. – Nhận biết góc phẳng của góc nhị diện, tính góc phẳng nhị diện trong một số trường hợp đơn giản. – Giải thích tính chất cơ bản của hình chóp đều, hình lăng trụ đứng (và các trường hợp đặc biệt của nó). – Vận dụng kiến thức của bài học để mô tả một số hình ảnh thực tế. BÀI 26: KHOẢNG CÁCH. – Xác định khoảng cách giữa các đối tượng điểm, đường thẳng, mặt phẳng. – Xác định đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau trong các trường hợp đơn giản. – Vận dụng kiến thức về khoảng cách vào một số tình huống thực tế. BÀI 27: THỂ TÍCH. – Nhận biết công thức tính thể tích của khối chóp, khối lăng trụ, khối hộp, khối chóp cụt đều. – Tính thể tích của khối chóp, khối lăng trụ, khối hộp, khối chóp cụt đều trong một số tình huống đơn giản. – Vận dụng kiến thức, kỹ năng về thể tích vào một số bài toán thực tế.
Be the first to comment